7 Lưu ý quan trọng đăng ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể

7 Lưu ý quan trọng nhất khi đăng ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Hiện tại việc đăng ký hộ kinh doanh (HKD) cá thể là bắt buộc đối với tất cả hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Sau đây là 7 lưu ý quan trọng nhất về đăng ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể bạn nên nắm.

1/ Vậy hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 49 NĐ 43 về HKD được định nghĩa như sau.
Hộ kinh doanh cá thể là do một cá nhân, công dân Việt Nam. Hoặc 1 nhóm hoặc hộ gia đình đăng ký làm chủ. HKD cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm và nhân công lao động không được quán 10 người. HKD cá thể không sử dụng và không có con dấu, chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2/ Quyền và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

Tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Các hộ gia đình có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định và thành lập hộ kinh doanh.

3/ Bảy lưu ý quan trọng tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Dựa theo kinh nghiệp giúp thành lập rất nhiều Hộ Kinh Doanh cá thể. Từ đó Kế toán Avtax đã tổng hợp được 7 lưu ý này. Do đó bạn nên đọc kỹ chúng khi có nhu cần ĐK HKD cá thể

Điều 1: Đối tượng được đăng ký HKD

Người được quyền đăng ký HKD có thể là 1 cá nhân hoặc hộ gia đình. Chi tiết là một công dân đủ 18 tuổi có đủ năng lực về pháp luật và về hành vi dân sự. Khi đó thì có thể đứng tên trên giấy phép kinh doanh của mình.
Ngoài ra còn có thể một nhóm bạn, các thành viên trong một gia đình cùng nhau kinh doanh. Khi đó cũng có thể đăng ký để thành lập một hộ kinh doanh cá thể. Đối với trường hợp nhóm thì trên giấy chứng nhận sẽ do người đại diện cho những người tham gia đứng tên.

=> Mỗi một các nhân chi đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi cả nước. Nếu cá nhân đó đã có hộ kinh doanh, mặc dù tạm ngưng kinh doanh đa lâu. Nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể thì không thể đứng tên hộ kinh doanh mới ( Yêu cầu phải giải Thể thì mới có thể ĐK hộ kinh doanh mới).

Điều 2: Cách đặt tên hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh bắt buộc phải có tên riêng cũng giống khi thành lập doanh nghiệp. Cấu trúc của việc đặt tên như sau:
-> Hộ kinh doanh + Tên riêng cần đặt.
– “Tên riêng cần đặt” phải đảm bảo là không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với mô hình doanh nghiệp. Không được thêm và các cụm từ “doanh nghiệp”, “Công ty”
– Tên riêng của hộ kinh doanh đăng ký trong một Quận (Huyện) không được trùng nhau. Không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh. Trường hợp muốn sử dụng thì phải đảm bảo yêu cầu là giữa các ký tự của từ tiếng anh phải có dấu chấm “.”.
Ví dụ: Hộ kinh doanh A.P.P.L.E

Trước nay rất nhiều cửa hàng buôn bán nhưng không có đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Và ví dụ như trước đây đặt tên cửa hàng là ABC khi đăng ký kinh doanh thì thường muốn sử dụng tên như vậy luôn. Như có thể tên đó không được chấp thuận vì có thể có cửa hàng khác đã sử dụng tên đó làm giấy phép hộ kinh doanh các thể trước đó rồi. Nên người đăng ký sau không thể sử dụng lại được. Do vậy để biết và xác định được tên hộ kinh doanh mong muốn có phù hợp và không bị trùng thì khi khi làm thủ tục và nộp tại nơi đăng ký hộ kinh doanh tại UBND Quận / Huyện sẽ rõ.

Điều 3: Địa điểm kinh doanh

– Đối với 1 hộ kinh doanh các thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên toàn quốc. Hộ kinh doanh không được lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện.
– Đối với địa chỉ là nhà thuê, mượn thì cần phải xác minh địa chỉ là trước đến giờ đã có ai sử dụng làm địa chỉ của HKD cá thể chưa. Nếu đã được đăng ký rồi thì xem đã làm thủ tục giải thể chưa. => Để xác minh cần yêu cầu chủ nhà lên UBND Quận/Huyện để hỏi. Nếu tại địa điểm đó đã đăng ký hộ kinh doanh thì chủ nhà có thể làm thủ tục yêu cầu giải thể hộ kinh doanh. Lý do để giải thể hộ kinh doanh là “đã bỏ đi và không còn hoạt động trên địa chỉ hiện tại”.

– Đối với chung cư thì không thể đăng ký HKD cá thể.
– Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.
Một số ngành đặc biệt cần một số điều kiện sau để phù hợp cấp giấy phép.
– Ngành spa (cắt tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm): Phải có chỗ giữ xe.
– Ngành buôn bán đồ ăn thức uống cần bổ sung thêm : yêu cầu phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (mặc dù đã được cấp giấy phép kinh doanh) thì mới hoạt động được.

– Ngành dạy yoga: yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.
Trường hợp đặc biệt: Khi đăng ký hộ kinh doanh trong chợ thì có chợ ở khu vực quận huyện này có thể đăng ký được nhưng ở khu vực quận huyện khác thì không thể đăng ký được. Hoặc ở 1 sạp này có thể được nhưng sạp khác lại không được. Đó là tùy vào mỗi các bố trí của các trợ khác nhau.

Điều 4: Về vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể

Đối với bất kỳ hộ kinh doanh các thể nào thì không quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa. Khi đăng ký thì có thể khai vốn tùy thuộc vào khả năng bản thân quy mô và ngành nghề kinh doanh. Về rủ ro kinh doanh là hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn (trên toàn bộ tài sản có được). Do đó khi đăng ký hộ kinh doanh thì người chủ phải tính trước và cân nhắc về rủ ro sau này. Khi doanh không được thuận lợi như mong muốn thì hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản mà mình nắm giữ chứ không phải chỉ trên số vốn đăng ký.

Khi đăng ký hộ kinh doanh nên đăng ký vốn thấp. Không nên đăng ký vốn cao vì thuế sẽ áp dựa vào 3 điều kiện sau phải nộp thuế khoán hàng tháng.

– Vốn đăng ký cao hay thấp
– Loại mặt hàng có thuộc loại tiêu thụ tốt hay không.
– Nơi kinh doanh, địa điểm kinh doanh này có thuộc nơi thuận lợi, sầm uất phát triển hay không.

Điều 5: Số lao động tối đa trong một hộ kinh doanh các thể

Lao động sử dụng tối đa trong hộ kinh doanh cá thể là 9 người. Khi có từ 10 lao động thì bắt buộc hộ kinh doanh phải chuyển lên thành lập doanh nghiệp. Nếu không sẽ bị sử phạt nặng vì không đăng ký đúng loại hình kinh doanh.

Điều 6: Về ngành nghề kinh doanh

Khi đăng ký thì hộ kinh doanh sẽ được điền thông tin vào tờ khai. Cơ quan thế sẽ tư vấn khi chưa rõ sao cho hợp lý với loại hình mà mình muốn kinh doanh.

Điều 7: Giấy tờ cần khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.
– Hợp đồng thuê nhà bản phô tô (có thể cần bản chính để đối chiếu) giữa chủ nhà và hộ kinh doanh trực tiếp không thông qua trung gian.
– Chứng minh nhân dân (2 bản) phô to và cầm theo bản chính đối chiếu.
– Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (1 bản phô tô) cầm bản chính đối chiếu.

4. Thủ tục, hồ sơ và các bước đăng ký hộ kinh doanh cá thể

1. Khi đăng ký giấy phép kinh doanh các thể thì các nhân hoặc người đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh để nộp giấy đền nghị đăng ký hộ kinh doanh các thể. Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh các thể gồm các thông tin cần bổ sung như sau:

a) Tên chủ hộ kinh doanh và địa điểm kinh doanh.
b) Ngành nghề kinh doanh.
c) Vốn đăng ký kinh doanh ban đầu.
d) Thông tin về HỌ TÊN, NGÀY CẤP CMND (hoặc thẻ căn cước công dân). Tất cả chữ của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh do nhóm các nhân lập ra. Đối với cá nhân thì yêu cầu là chủ hộ. Đối với hộ gia đình thì do người đại điện đứng ra ký.

– Ngoài giấy đền nghị đăng ký hộ kinh doanh thì cần có Bản Sao CMND (nếu mang theo cmnd gốc thì chỉ cẩn 2 bản photo). Đối với nhóm thì cần bản sao CMND của tất cả các thành viên và biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
– Với những ngành nghề phải bao gồm chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành đó. Nộp bản sao chứng chỉ hành nghề (bản photo nhưng cần đem bản chính đối chiếu) của cá nhân hoặc người đại diện cho hộ gia đình.

2. Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ người đăng ký thì cơ quan đăng ký GPKD sẽ cấp giây biên nhận hẹn ngày trả hồ sơ. Thời gian hẹn trong vòng 5 ngày làm việc từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.

a) Ngành nghề đăng ký không thuốc các ngành nghề cấm.
b) Tên đặt hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này.
c) Nộp đủ các khoản phí theo yêu cầu.

Đối với hồ sơ không hợp lệ thì trong thời gian giải quyết hồ sơ. Cơ quan cấp phép và đăng ký kinh doanh sẽ phải thông báo đến người đăng ký cần sửa đổi bổ sung. Việc thông báo sẽ bằng văn bản đến người đăng ký.

3. Sau 5 ngày làm việc từ ngày nộp hộ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà người đăng ký kinh doanh không nhận được giấy chứng nhận kinh doanh. Hoặc không có nhận được thông báo yêu cầu phải sửa đổi hay bổ sung giấy tờ. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thì cơ quan đăng ký sẽ gửi danh sách hộ kinh doanh về nơi phường nơi quản lý trực tiếp. Người đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ tới cơ quan thuế tại Phường đển làm thủ tục đóng thuế theo hình thức kinh doanh.

Kết luận

Khi đăng kí hộ kinh doanh thì thủ tục cũng như quy định, yêu cầu sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc thành lập công ty vì nó mang tính quy mô nhỏ. Nhưng khi thực hiện sẽ có nhiều vướng mắc khó khăn hơn nhiều. Do quy định về công ty sẽ rõ ràng và có nhiều quy định ràng buộc nên sẽ dễ dàng vào khuân khổ hơn.

Do đó việc thanh lập hộ kinh doanh nếu như bạn không có thời gian cũng như am hiểu. Thì khách hàng nên tìm đơn vị hỗ trợ làm trọn gói. Từ đó sẽ được tư vấn chi tiết về như quy định vướng mắc khi cần thực hiện. Với chi phí không cao nên hiện tại dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể rất được sử dụng rất nhiều tại AVTAX. Khách hàng có thể yên tâm về chất lượng cũng như đội ngũ tư vấn của AVTAX.

AVTAX cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh trọn gói với giá 1.500.000. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và tư vấn ngành nghề, các quy định giúp khác hàng hiểu rõ và nắm được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *