7 phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định hữu hình

7 phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định hữu hình 

Dấu hiệu nhận biết tài sản cố định hữu hình mới nhất sẽ giúp bạn có những quyết định chính xác hơn trong các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là các phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định hữu hình kèm ví dụ minh họa cực kỳ bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về lĩnh vực này. Cùng đồng hành với chúng tôi trong bài viết ngay sau đây các bạn nhé.

I. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hữu hình

Sau đây là 3 tiêu chí để nhận biết một tài sản có là tài sản cố định hay không. Trường hợp nếu tài sản chỉ đáp ứng một hoặc hai tiêu chí trên thì đó chỉ được gọi là công cụ dụng cụ. 3 tiêu chí này bao gồm :

  • Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm.
  • Tài sản có giá trị nguyên giá từ 30.000.000 vnđ ( ba mươi triệu đồng) trở lên.
  • Việc sử dụng tài sản đó chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai.

Tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 1 năm

II. Phương pháp tính nguyên giá các loại tài sản khác nhau

2.1 Phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định từ việc mua sắm

Công thức tính nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá mua + Thuế + Các chi phí liên quan.

Trong đó :

  • Giá mua chính là giá cả thực tế người mua phải trả khi mua tài sản. Trường hợp mua tài sản bằng hình thức trả góp, trả chậm thì giá mua được tính là giá ngay tại thời điểm đó, không bao gồm lãi trả góp, trả chậm.
  • Chi phí thuế tại đây không bao gồm các khoản đóng thuế đã được hoàn lại.
  • Các chi phí liên quan ở đây là những chi phí cần thiết chẳng hạn như vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí,…để có thể đưa tài sản cố định vào hoạt động, sử dụng.

Ví dụ về cách tính nguyên giá TSCĐ

Ngày 25/6/2015, Công ty Cổ Phần ALCO Việt Nam mua một máy Nén Khí Puma của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại ALT Việt Nam. Với giá mua bao gồm VAT là 98.000.000 vnđ (trong đó VAT là 7.700.923 vnđ). Lệ phí trước bạ là 8.801.090 vnđ, phí kiểm định máy móc là 305.000, phí cấp mới là 1.880.000 vnđ. Nguyên giá tscđ “máy nén khí” là?

  • Nguyên giá máy nén khí Puma = Giá mua chưa gồm VAT + Phí trước bạ + Phí kiểm định + Phí cấp mới.
  • Ta có nguyên giá Puma = 98.000.000 – 7.700.923 + 8.801.090 + 305.000 + 1.880.000 = 101.285.167 vnđ

2.2 Tài sản cố định hữu hình được mua theo hình thức trao đổi

Công thức tính TSCĐ hữu hình theo hình thức trao đổi = Giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc đem trao đổi + Các khoản trả thêm + Thuế (không bao gồm thuế được hoàn) + Cộng chi phí liên quan – Các khoản thu về.

Công thức tính nguyên giá TSCĐ theo hình thức trao đổi không giống với các loại TSCĐ khác

Ví dụ : Ngày 2/9/2018, Công ty Hồng Bàng trao đổi một tấn sắt với giá trên thị trường là 24.000 đ/kg và 45.000.000 triệu tiền mặt với công ty Anh Khoa để lấy một máy cưa sắt Makita 2107FK. Hãy tính nguyên giá máy máy cưa sắt Makita 2107FK. Biết công ty phải mất 350.000 phí kiểm định, 440.000 phí vận chuyển đến địa điểm sản xuất.

  • Lúc này nguyên giá máy cưa sắt Makita 2107FK = Giá cả hợp lý của tài sản mang trao đổi + Khoản tiền mặt + phí vận chuyển + phí kiểm định: = 1.000 * 24.000 + 45.000.000 + 350.000 + 440.000 = 69.790.000
  • Trường hợp đối với tài sản cố định hữu hình được trao đổi là tương tự nhau (tương tự về công dụng, lĩnh vực, giá trị,…). Thì lúc này nguyên giá của tài sản cố định sẽ là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình mà đem đi trao đổi.

Ví dụ thực tế : Tháng 03/05/2018, công ty X mua xe tải Hyundai với trọng lượng 3 tấn, thùng thấp, nguyên giá là 450.000.000 vnđ, và trích khấu hao 6 năm theo phương pháp đường thẳng. Tháng 03/05/2019 , công ty X nhận thấy xe Hyundai thùng thấp không đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển nên đã đổi lấy chiếc Hyundai 3 tấn thùng cao của công ty Y.

Bây giờ hãy tính nguyên giá của xe tải Hyundai 3 tấn thùng cao? (Dựa vào cách tính khấu hao tài sản cố định).

  • Giá trị hao mòn = Thời gian sử dụng * (Nguyên giá/ Khấu hao).
  • Giá trị hao mòn của xe thùng thấp = 1 *(450.000.000/6) = 75.000.000
  • Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
  • Giá trị còn lại của xe Hyundai 3 tấn, thùng thấp = 450.000.000 – 75.000.000 = 375.000.000 vnđ
  • Vậy đến đây có thể kết luận, nguyên giá của xe tải Hyundai 3 tấn, thùng cao là 375.000.000 vnđ.

2.3. Tài sản cố định tự xây dựng hoặc sản xuất

Công thức TSCĐ hữu hình tự sản xuất = Giá thành thực tế TSCĐ hữu hình + chi phí liên quan đưa tài sản vào hoạt động – các khoản nội bộ

  • Các khoản nội bộ gồm : Giá trị sản phẩm thu hồi trong khi chạy thử, chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động vượt quá mức quy định,…

Ví dụ thực tế : Ngày 21/05/2018, công ty xây dựng Bình Thạch đã hoàn tất một văn phòng làm việc tại Hà Nội. Ngày 2/8/2019, văn phòng chính thức đưa vào hoạt động. Giá trị quyết toán của văn phòng này là 2 tỷ đồng.

  • Vậy thì nguyên giá của văn phòng làm việc tại Hà Nội này = Giá trị quyết toán = 2 tỷ đồng.

2.4 Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng

Công thức tính giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng = Giá trị quyết toán + Các chi phí liên quan.

  • Lưu ý, nếu TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì công ty sẽ hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính. Sau đó nguyên giá sẽ điều chỉnh khi quyết toán.

2.5 TSCĐ được tài trợ, biếu tặng hay phát hiện do dư thừa

Với loại TSCĐ này chúng ta không có công thức tính cụ thể, mà nguyên giá sẽ được dựa theo đánh giá Hội đồng giao nhận và tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Ví dụ : Hai công ty A và An Lê có mối quan hệ thân thiết với nhau nhiều năm. Cuối năm 2018 công ty Hiệp Hòa có tặng cho công ty đối tác là An Lê một chiếc xe bán tải. Chiếc xe này được Tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá 300.000.000 vnđ.

Vậy thì có thể kết luận luôn nguyên giá xe bán tải là 3 trăm triệu đồng.

2.6 TSCĐ được cấp hay điều chuyển

Với loại tài sản này nguyên giá được xác định theo những cách sau :

  • Nguyên giá chính là giá trị tài sản được ghi chép trên sổ kế toán.
  • Hoặc nguyên giá được xác định theo tổ chức định giá chuyên nghiệp + chi phí liên quan.

Ví dụ : Đầu năm 2019, Công ty A cấp cho chi nhánh ở Hưng Yên một máy cưa bào gỗ giá trị 45.000.000 vnđ. Giá trị còn lại của máy cưa bào gỗ tại thời điểm đầu 2019 chỉ còn lại 30.000.000 vnđ. Chi phí vận chuyển đến Hưng Yên là 600.000 vnđ.

Nguyên giá của máy cưa bào gỗ = Giá trị còn lại + chi phí vận chuyển = 30.600.000 vnđ.

2.7 TSCĐ nhận và nhận lại vốn góp

Có 3 phương pháp xác định nguyên giá trong trường hợp này:

  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình là giá trị được hội đồng quản trị, thành viên cổ đông định giá.
  • Nguyên giá là sự thỏa thuận của công ty và người góp vốn.
  • Nguyên giá do tổ chức định giá chuyên nghiệp định, được hội đồng quản trị chấp thuận.

Ví dụ: Ngày 01/02/2016, công ty A thành lập gồm 3 cổ đông, Hòa – Thắng – Tiến. Ngày 06/02/2016, Anh Hòa góp một chiếc xe tải Hyundai mới và 50 triệu tiền mặt. Ngày 10/02/2016, một cuộc họp được mở ra, các thành viên góp vốn đều nhất trí chiếc xe tải Hyundai mới có trị giá 450 triệu đồng.

Vậy nên kết luận rằng nguyên giá xe tải Hyundai là 450.000.000 vnđ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *