Cách xây dựng định mức sản xuất để giảm thiểu về Thuế

Cách tính giá thành sản phẩm theo định mức, định mức sản xuất? Quy trình và các tiêu chí xây dựng định mức ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ câu hỏi trên.

Cách xây dựng định mức sản xuất để giảm thiểu về Thuế

Kế toán thuế không những là người quản trị các giá thành sản xuất mà họ còn là những người tham mưu các quyết định chuyên môn cho các nhà quản trị. Cụ thể những vấn đề này là xây dựng các định mức quản trị nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý về thuế. Để hiểu cặn kẽ hơn về những vấn đề này mời các bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi ngay sau đây. Bai viết sẽ hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm theo định mức.

I. Định mức sản xuất cho doanh nghiệp được quy định qua 2 điều khoản

Cách xây dựng định mức trong sản xuất của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong hai điều khoản quy định của pháp luật như sau

Khoản 2.3, điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC

  • Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.
  • Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC

Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.

Doanh nghiệp có hay không nên xây dựng định mức để giảm thiểu thuế

II. Ví dụ về định mức nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất một chiếc tủ quần áo với trọng lượng là 25kg thì tổng nguyên vật liệu gỗ cần thiết là 30kg, bên cạnh đó còn có thêm các chi phí như nhân công, điện, nước, khấu hao máy móc, văn phòng phẩm,…Người ta vẫn thường gọi chung những chi phí này là chi phí gián tiếp.

  • Để bảo toàn khối lượng thì ta có khối lượng đầu ra = đầu vào (định luật bảo toàn khối lượng). Vậy thì chênh lệch giữa thành phẩm và tổng nguyên vật liệu để sản xuất sẽ là 5 kg. Với 5 kg này thì phế phẩm là 1 kg còn lại 4 kg là sản phẩm dở dang.

III. 2 lưu ý quan trọng khi xử lý các phế phẩm cho doanh nghiệp

Phế phẩm là một vấn đề không thể bỏ qua trong sản xuất kinh doanh. Vậy thì xử lý đối với các khoản thu từ phế phẩm ra sao, các bạn hãy cùng chúng tôi phân tích hai trường hợp sau nhé:

Lưu ý quan trọng khi xử lý khoản thu về phế phẩm

  • Trường hợp nếu phế phẩm có thể được bán ra ngoài để thu lại một số vốn kinh doanh , sản xuất thì doanh nghiệp lúc này cần xuất hóa đơn khi bán chúng. Điều này được quy định rõ tại TT39/2014.
  • Trường hợp các phế phẩm không thể thu lại được vốn kinh doanh, sản xuất do không thể bán ra ngoài được thì doanh nghiệp ghi là tăng giá vốn trong kỳ của hàng bán.

Lưu ý: Lượng hao hụt này sẽ trừ vào chi phí thuế khi doanh nghiệp tính thuế TNDN, nhưng với điều kiện:

  • Định mức sản xuất của doanh nghiệp được xây dựng và giải trình trước cơ quan kiểm tra thuế.
  • Và định mức phải có cơ sở thực tế chính xác, bao gồm tính chất lý hóa của nguyên vật liệu, hao mòn máy móc theo thời gian.
  • Vậy nên doanh nghiệp luôn cần phải kiểm tra, rà soát thường xuyên để phù hợp với tình hình, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giảm thiểu các rủi ro đáng kể về thuế kinh doanh cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên để giảm rủi ro về thuế

Trên đây là những thông tin quy định về định mức sản xuất doanh nghiệp. Cách tính giá thành sản phẩm theo định mức trong sản xuất. Hy vọng điều này có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bạn cũng như giảm thiểu thuế mức tối đa nhất. Mọi thông tin thắc mắc hoặc góp ý bạn đọc có thể comment ngay bên dưới, đội ngũ chuyên gia sẽ phản hồi cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *