So Sánh 5 Loại hình doanh nghiệp hiện nay ƯU – NHƯỢC ĐIỂM

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một quyết định khó khăn khi muốn thành lập doanh nghiệp. Tham khảo bài viết để biết so sánh các loại hình doanh nghiệp để quyết định đúng đắn nhất bạn đọc nhé.

So Sánh 5 Loại hình doanh nghiệp hiện nay ƯU – NHƯỢC ĐIỂM

Bạn đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp tuy nhiên chưa biết loại hình nào phù hợp để kinh doanh. Bên cạnh đó các loại hình công ty mà bạn chọn có thực sự phù hợp với vốn góp ban đầu. Từ kiến thức để so sánh các loại hình doanh nghiệp Để giải quyết những vấn đề trên bạn đọc hãy cùng theo dõi với chúng qua chúng tôi qua bài viết sau đây nhé.

I. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Loại hình công ty này chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức đứng ra làm chủ và được gọi chung là chủ sở hữu doanh nghiệp. Đặc điểm này khá giống với công ty tư nhân một phần.

Theo đánh giá của các chuyên gia đối với loại hình công ty này tỷ lệ phần trăm phổ biến trên thị trường khá cao vào khoảng 65%

1.1 Ưu điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên

  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp, tránh mâu thuẫn từ những ý kiến khác nhau.
  • Rủi ro kinh doanh đối với loại hình công ty này khá thấp do chủ sở hữu thì phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp ban đầu.

1.2 Nhược điểm đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên

  • Trước tiên loại hình công ty này không được phát hành cổ phiếu, giao dịch chứng khoán như có những loại hình công ty khác.
  • Việc huy động vốn bằng cách chuyển nhượng sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác yêu cầu phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình trước tiên, đó là chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lên hai thành viên hoặc là công ty cổ phần.
  • Theo đánh giá của các chuyên gia thanh lap cty tnhh 1 thành viên có tỷ lệ phần trăm phổ biến trên thị trường khá cao vào khoảng 65%.

II. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Loại hình công ty này có số lượng góp vốn là hai thành viên cho đến 50 thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

2.1 Ưu điểm đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Thành viên góp vốn góp ít rủi ro trong quá trình hoạt động của công ty vì họ chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những phát sinh trong phạm vi vốn góp của mình.
  • Khả năng huy động vốn cao qua hình thức chuyển nhượng hoặc bán lại phần vốn góp cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Thành viên góp vốn góp ít rủi ro trong quá trình hoạt động

2.2 Nhược điểm của loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Cũng giống như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, loại hình công ty này cũng không được phát hành cổ phiếu hoặc lên sàn chứng khoán.
  • Độ tin tưởng của đối tác liên kết hoặc khách hàng là thấp do thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với công ty tương ứng với khoản vốn góp vốn bỏ ra.

III. Công ty cổ phần

Nếu công ty bạn không giới hạn số lượng tối đa thành viên góp vốn thì đây quả là một lựa chọn hoàn hảo. Công ty cổ phần có số lượng thành viên tối thiểu là 3 và không có số lượng giới hạn.

Vốn của công ty được chia thành các phần ứng với số vốn góp của các thành viên cổ đông. Ngoài ra thì cổ đông trong công ty cổ phần có thể là các tổ chức cũng như cá nhân khác nhau. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần như sau:

3.1 Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần

  • Ít rủi ro cho cổ đông
  • Được phát hành cổ phiếu trái phiếu và đưa lên sàn chứng khoán
  • Dễ dàng chuyển nhượng cổ phần cho các thành viên trong và ngoài công ty.
  • Khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
  • Đây là loại hình công ty có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp

3.2 Nhược điểm công ty cổ phần

  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi các khối của mình điều này khiến cho lòng tin của đối tác và khách hàng giảm xuống.
  • Khó khăn trong việc quản lý và số lượng cổ động quá lớn
  • Việc điều hành công ty phức tạp dễ xảy ra mâu thuẫn và xung đột giữa các ý kiến

IV. Loại hình doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân không phải là tổ chức làm chủ, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân nếu xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

loại hình doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân không phải là tổ chức làm chủ

Có thể nói đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất mà chủ công ty phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tất cả tài sản mình có khác với những loại hình còn lại. Vậy nên rủi ro là vô cùng cao.

4.1 Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật
  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như có quyền bán doanh nghiệp cho người khác
  • Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn rất nhiều so với loại hình còn lại
  • Chủ động trong mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải phụ thuộc vào ý kiến của thành viên khác
  • Nắm bắt cơ hội kinh doanh nhanh chóng.
  • Tạo sự tin cậy tin tưởng cao cho đối tác và khách hàng

4.2 Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

  • Rủi ro xảy ra đối với chủ doanh nghiệp rất cao
  • Doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại giấy tờ chứng khoán nào trên thị trường
  • Cá nhân chỉ có quyền làm chủ một doanh nghiệp tư nhân

V. Loại hình công ty hợp danh

Điều kiện để trở thành công ty hợp danh như sau

  • Phải có ít nhất là hai thành viên cùng làm chủ sở hữu của công ty được kinh doanh dưới một tên gọi chung
  • Thành viên hợp danh có thể đồng thời là thành viên góp vốn
  • Thành viên hợp danh bắt buộc là cá nhân và chịu trách nhiệm toàn bộ đối với công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với công ty giới hạn bổ sung vốn góp vào công ty
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu thực hiện huy động góp vốn bằng hình thức khác.
  • Tình trạng hiện giờ của các công ty hợp danh trên thị trường hiện nay đó là được góp vốn từ các cá nhân và một công ty khác. Tính đến năm 2017 cục thống kê công bố chị có khoảng 25 công ty thuộc loại hình hợp danh trên tổng số 153 307 doanh nghiệp thành lập. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định thành lập loại hình doanh nghiệp sau này của khách hàng.

So sánh các loại hình doanh nghiệp thì công ty Avtax khuyên bạn nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên nếu như quy mô nhỏ. Song đối với doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và nhiều thành viên thành lập thì bạn có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần. Cuối cùng chúc các bạn thành công với quyết định của mình nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *