[Hướng dẫn] thủ tục báo tăng, giảm bảo hiểm xã hội (BHXH)

Toàn bộ thông tin thủ tục báo tăng bhxh 2019, thủ tục báo giảm bhxh 2019 được cập nhật mới trong bài viết sau đây. Qua bài viết Avtax sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục báo tăng BHXH. Ngoài ra còn hướng dẫn thủ tục báo giảm bhxh chi tiết nhất.

HƯỚNG DẪN thủ tục báo tăng, giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) MỚI NHẤT

Nguyên nhân tăng giảm bảo hiểm xã hội do đâu? Có thể thấy sự thay đổi về mặt nhân sự của mỗi công ty trong một thời gian dài là luôn xảy ra. Do vậy mà nhu cầu tăng giảm bảo hiểm xã hội là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Vậy thì thủ tục tăng giảm bảo hiểm xã hội được tiến hành như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn thắc mắc của bạn đọc.

I. Hồ sơ báo giảm bhxh không thể thiếu

Sau đây sẽ là trình tự các bước thực hiện tăng giảm bảo hiểm xã hội. Các bước này được thực hiện đối với doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm xã hội và có phát sinh về nhân viên trong quá trình làm việc.

Có thể thấy sự thay đổi tăng giảm BHXH mỗi công ty trong một thời gian dài là luôn xảy ra

1.1 Hồ sơ cần để làm thủ tục tăng BHXH:

  • Hồ sơ làm việc giữa hai bên có chữ ký và đóng dấu của cả doanh nghiệp và người lao động.
  • Bảng thanh toán lương hàng tháng cho nhân viên. Hồ sơ này chỉ cung cấp trong trường hợp báo tăng trước điều kiện tại
  • Thông tin về nhân viên báo tăng cần hoàn thành thông tin theo mẫu PGNHS 600.

Mẫu phiếu báo tăng hồ sơ BHXH : 600 – Báo tăng BHXH

1.2 Hồ sơ cần để làm thủ tục giảm BHXH

Hồ sơ giảm bảo hiểm xã hội tương ứng với giảm số nhân viên cần chuẩn bị như sau:

  • Hợp đồng lao động của nhân viên đã được ký kết và đóng dấu đầy đủ từ cả công ty và người lao động.
  • Thông tin nhân viên báo giảm không sử dụng bảo hiểm xã hội tại công ty nữa.
  • Quyết định chính thức của ban lãnh đạo công ty cho phép nhân viên nghỉ việc.

Mẫu phiếu báo giảm hồ sơ BHXH: 600A – Báo giảm BHXH

Sổ BHXH được cấp cho người lao động sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký

II. Nơi sẽ nộp hồ sơ báo tăng hoặc giảm bảo hiểm xã hội

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin theo các mẫu 600 và 600a. Doanh nghiệp cần phải nộp mẫu kèm theo một vài giấy tờ khác bằng hai phương thức như sau:

2.1 Đến nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội

Hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm không được áp dụng phổ biến với tình hình hiện nay. Tuy nhiên nếu cần thiết doanh nghiệp vẫn có thể tới cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý công ty để nộp hồ sơ.

2.2 Trường hợp nộp trực tuyến qua mạng

Hiện nay đây là hình thức được áp dụng nhiều nhất tại các cơ quan tổ chức doanh nghiệp. Với hình thức này doanh nghiệp chỉ việc đơn giản sử dụng phần mềm khai báo BHXH sau đó sử dụng chữ ký số Token là đã có thể hoàn thành quá trình nộp hồ sơ. Sau khi nộp hồ sơ doanh nghiệp có thể kiểm tra lại thông tin tại đường link https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn

2.3 Cách báo tăng giảm bhxh qua mạng thực hiện như sau:

  • Lên trang chủ và đăng nhập tài khoản giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử qua đường link https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn
  • Sau đó doanh nghiệp cần tải phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội.
  • Tiếp theo là xuất file hồ sơ.
  • Những lưu ý khi sử dụng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội của Tổng cục Bảo hiểm xã hội Việt Nam qua đường link bên trên:
  • Phần mềm này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu qua mạng điện tử.
  • Phần mềm không được áp dụng đối với doanh nghiệp đã từng mua phần mềm kê khai BHXH của các nhà cung cấp như Viettel, VNPT EFY Việt Nam Bkav, ts24.
  • Ngoài ra lưu ý này dành cho những doanh nghiệp trước đây đã từng sử dụng phần mềm kê khai của các nhà mạng tại trên. Đó là nếu doanh nghiệp muốn quay lại sử dụng phần mềm của Tổng cục Bảo hiểm xã hội thì cần liên hệ với nhà cung cấp cũ để hủy bỏ đăng ký dịch vụ.

Hình thức báo tăng BHXH trực tuyến qua mạng được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp

III. Mức chi phí của doanh nghiệp phải đóng khi báo tăng bảo hiểm xã hội

Mức chi phí của một nhân viên báo tăng tương tự như những nhân viên trước đây.

  • Tiền đóng bảo hiểm xã hội = 32% x mức lương đóng BHXH cho người lao động.
  • Ngoài ra thêm một lưu ý nghĩa đó là đối với trường hợp báo tăng vào thời điểm lùi so với hiện tại thì khách hàng phải đóng phạt truy thu.

IV. Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng báo giảm bảo hiểm xã hội

Thời gian giải quyết nói chung cho vấn đề báo tăng giảm bảo hiểm xã hội đó là mười ngày làm việc kể từ khi được nhận hồ sơ.

4.1 Đối với thủ tục báo tăng mức đóng bhxh

Tương tự như đối với những nhân viên cũ khác thì nhân viên mới cũng sẽ nhận được sổ và thẻ bảo hiểm tại đây. Trong trường hợp người lao động mới đã tham gia bảo hiểm xã hội trước đó và đã có sổ rồi thì tại đây nhân viên mới chỉ được nhận thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp nhân viên mới đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng bị mất sổ thì có thể xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Thời gian giải quyết cho vấn đề báo tăng giảm bảo hiểm xã hội là 10 ngày làm việc

4.2 Đối với thủ tục báo giảm mức đóng bhxh 

Trường hợp báo giảm sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ với cơ quan chức năng công ty sẽ làm hồ sơ chốt sổ bhxh cho nhân viên. Tiếp theo công ty sẽ nộp văn bản chốt sổ lên cơ quan BHXH quản lý kèm theo đó là số sổ vào thẻ của nhân viên mới còn thời hạn sử dụng.

Hi vọng một số thông tin dưới đây giúp doanh nghiệp hiểu và nắm rõ hơn về quá trình tăng giảm bảo hiểm xã hội. Từ đó quy trình thủ tục báo tăng bhxh sẽ được thực hiện nhanh chóng và đúng pháp luật hơn.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo dịch vụ tăng giảm bảo hiểm xã hội tại avtax. Từ đó rút ngắn thời gian cũng như có tính chính xác cao nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp và phản hồi mọi thắc mắc của bạn đọc. Cuối cùng cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi qua bài viết trên.

Key: Thủ tục báo giảm bhxh 2019, Thủ tục báo tăng bhxh 2019. Thủ tục báo tăng mức đóng bhxh 2019, quy định về thời gian báo tăng giảm bhxh. Thủ tục báo giảm bhxh 2019 qua mạng, thủ tục báo tăng bhxh 2019 qua mạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *